Phân loại hệ thống lắp điện năng lượng mặt trời

 Hệ thống điện mặt trời (ĐMT) được chia làm 3 loại như sau: điện mặt trời hoà lưới không có lưu trữ (On-Grid), điện mặt trời hoà lưới có lưu trữ (Hybrid) và điện mặt trời độc lập không nối lưới (Off-Grid).

 

1. Hệ lắp đặt điện mặt trời hòa lưới (On-Grid)

 

Lắp đặt ĐMT hệ ON- GRID

On-Grid là hệ sử dụng điện thu được từ năng lượng mặt trời sau đó chúng được kết nối vào lưới điện quốc gia thông qua bộ chuyển đổi  DC/AC (inverter) Lượng điện được tạo ra luôn được dùng trước cho các hoạt động sinh hoạt… cho đến khi hết điện này thì hệ thống sẽ tự lấy điện lưới quốc gia để sử dụng. Trong trường hợp hệ thống sản xuất điện dư thừa so với mức tiêu thụ cần thiết, thì lượng điện dư sẽ hòa vào lưới điện quốc gia và bạn sẽ được nhà nước chi trả cho lượng dư này.

Đây là hệ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay vì đem lại hiệu quả nhất và với chi phí đầu tư là tiết kiệm nhất.

 

2. Hệ lắp đặt điện mặt trời có lưu trữ (Hybrid)

 

Lắp đặt ĐMT Hệ hybrid

Hệ thống hybrid tạo ra năng lượng giống như hệ thống hòa lưới thông thường chỉ khác là bộ inverter có 2 chức năng là hoà lưới và dự phòng

Hybrid là một hệ thống sử dụng cả năng lượng mặt trời và bộ pin lưu trữ để cung cấp điện năng cho gia đình hoặc doanh nghiệp của bạn. NLMT sinh ra được lưu trữ trong pin lưu trữ cho phép hệ thống này hoạt động như một nguồn cung cấp dự phòng, cung cấp năng lượng ổn định trong một khoảng thời gian dài khi mất điện, vào ban đêm hoặc những lúc trời không có nắng, nhiều mây…

Đây sẽ là xu thế phát triển của điện năng lượng mặt trời trong tương lai không xa, khi mà công nghệ pin lưu trữ ngày càng phát triển, cho phép người dùng tự chủ tiêu thụ điện, ít phải phụ thuộc vào lưới điện quốc gia.

 

3. Hệ lắp đặt điện mặt trời độc lập (Off-Grid)Lắp đặt ĐMT Hệ Off-Grid

 

Off-grid hay còn được hiểu là hệ thống điện mặt trời độc lập, không phụ vào lưới điện mà sử dụng hoàn toàn điện sinh ra từ ĐMT.  Năng lượng sinh ra sẽ được nạp vào các bình ắc quy / pin lưu trữ thông qua bộ sạc, sau đó sẽ được chuyển đổi thành điện xoay chiều thông qua bộ chuyển đổi DC/AC để cung cấp điện cho các thiết bị phụ tải.

Mặc dù giải pháp này cho phép tận dụng tối đa năng lượng mặt trời tuy nhiên nhược điểm của nó là phải sử dụng nhiều hệ thống lưu trữ và không có tính dự phòng cao trong trường hợp những ngày thời tiết xấu ít có nắng và mưa kéo dài và thường chỉ phù hợp với những hộ gia đình tại những nơi sâu vùng xa chưa có lưới điện quốc gia và có nhu cầu sử dụng điện ít, cơ bản.



source https://blognewszin.blogspot.com/2022/01/phan-loai-he-thong-lap-ien-nang-luong.html

from Tennisladys https://ift.tt/3qSkGN4

No comments:

Post a Comment

Labels

Labels